Viêm lộ tuyến có phá thai được không? Câu trả lời từ chuyên gia

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
BS.CKI – Bệnh viện Phụ Sản
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Viêm lộ tuyến là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Không ít người băn khoăn: “Viêm lộ tuyến có phá thai được không?” – Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết từ góc nhìn chuyên môn.
Viêm lộ tuyến là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến bên trong cổ tử cung phát triển lan ra ngoài, gây ra hiện tượng tiết dịch âm đạo nhiều và dễ bị viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, sinh nở hoặc có tiền sử nạo phá thai.
Triệu chứng điển hình:
- Khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh, kèm mùi hôi.
- Ngứa rát vùng kín, đau khi quan hệ.
- Đôi khi chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh. [Tôi đang có dấu hiệu – cần bác sĩ tư vấn]
Mức độ nguy hiểm:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cần được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Bệnh nếu kéo dài, tái phát thường xuyên có thể gây viêm ngược dòng lên tử cung, vòi trứng dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn, viêm lộ tuyến còn có thể gây ung thư cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến có phá thai được không?
Câu trả lời là: Có thể, nhưng không phải lúc nào cũng nên thực hiện.
Phá thai khi đang bị viêm lộ tuyến có thực hiện được hay không còn phải phụ thuộc vào tình trạng viêm cũng như tình trạng sức khỏe của thai phụ, cụ thể:
Nếu viêm lộ tuyến ở cấp độ 1
Nếu bạn mới bị viêm lộ tuyến, mức độ tổn thương nhỏ chưa lan rộng. Trường hợp này bác sĩ sẽ sát khuẩn âm đạo, kê thuốc hỗ trợ và có thể tiến hành đình chỉ thai nếu cần thiết.
Tuy nhiên, toàn bộ quá trình thăm khám, tiến hành đình chỉ thai cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng, có bác sĩ sản phụ khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại.
Nếu như viêm ở mức độ trung bình – nặng ( cấp độ 2 – 3)
Khi bệnh ở mức độ này, cổ tử cung có dấu hiệu bị phù nề, tình trạng xói mòn rộng, khí hư ra nhiều, môi trường âm đạo đang trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Nếu như phá thai, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng tử cung và gây:
- Nhiễm trùng hậu phá thai.
- Viêm dính buồng tử cung, tắc vòi trứng.
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
- Gây biến chứng nặng như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết.
⇒ Do đó, trong các trường hợp viêm lộ tuyến ở mức độ nặng, bác sĩ thường ưu tiên điều trị ổn định tình trạng viêm trước, sau đó mới xem xét đến phương pháp đình chỉ thai nghén an toàn.
Ngoài ra, tùy theo tuổi thai và tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phá thai phù hợp (bằng thuốc, hút chân không, nong gắp thai…). Tất cả các phương pháp này đều cần điều kiện tiên quyết là vùng kín sạch khuẩn, cổ tử cung không bị tổn thương nặng.
Khuyến cáo: Chị em Tuyệt đối không tự ý phá thai tại nhà khi đang viêm lộ tuyến, vì điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cấn đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm, đưa ra hướng xử lý phù hợp, hiệu quả, đảm bảo an toàn, giảm thiểu biến chứng. ⇒ Click [Tại đây] để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Cần làm gì nếu bị viêm lộ tuyến và buộc phải bỏ thai?
Trong tình huống bất khả kháng, bắt buộc phải phá thai dù đang bị viêm lộ tuyến. Điều quan trọng nhất lúc này là xử lý đúng cách, đúng quy trình y khoa để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Bước 1: Thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt
Ngay khi biết mình mang thai và nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán viêm lộ tuyến, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra tổng thể. Bác sĩ sẽ:
- Đánh giá mức độ viêm lộ tuyến (cấp 1, 2 hay 3)
- Kiểm tra độ tuổi thai, vị trí thai và sức khỏe tổng quát
- Làm xét nghiệm khí hư, soi cổ tử cung, kiểm tra môi trường âm đạo.
⇒ Điều này giúp xác định chính xác có thể phá thai được ngay hay cần điều trị hỗ trợ trước.
Bước 2: Hỗ trợ kháng viêm – ổn định vùng kín
Nếu viêm ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định:
- Sát khuẩn âm đạo.
- Đặt thuốc kháng viêm tại chỗ.
- Dùng thuốc uống để hạn chế nhiễm trùng lan rộng.
⇒ Mục tiêu: làm sạch vùng viêm nhiễm, giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn trong quá trình can thiệp. Nếu viêm mức độ nặng, việc phá thai thường bị trì hoãn để điều trị dứt điểm trước, tránh nhiễm trùng ngược dòng vào buồng tử cung.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp
Sau khi kiểm soát viêm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phá thai phù hợp:
- Phá thai bằng thuốc: áp dụng khi tuổi thai dưới 7 tuần, viêm đã được xử lý, vùng kín sạch khuẩn.
- Hút chân không: áp dụng cho thai từ 6–12 tuần, cần thực hiện tại cơ sở có bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao.
- Nong gắp thai: với thai lớn hơn, nhưng thường hạn chế dùng trong trường hợp có viêm phụ khoa nặng.
⇒ Việc lựa chọn phương pháp sẽ dựa trên tuổi thai, tình trạng cổ tử cung và sức khỏe người bệnh. Tất cả đều phải được tiến hành trong môi trường vô trùng, an toàn tuyệt đối.
Bước 4: Chăm sóc hậu phá thai và theo dõi điều trị viêm lộ tuyến
Sau phá thai, bệnh nhân cần:
- Tái khám đúng hẹn để kiểm tra mức độ hồi phục.
- Tiếp tục điều trị dứt điểm viêm lộ tuyến nếu chưa khỏi hẳn.
- Kiêng quan hệ tình dục 4–6 tuần để cổ tử cung lành lại.
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung kháng sinh (nếu bác sĩ kê đơn)
⇒ Lưu ý: Việc phá thai khi đang bị viêm lộ tuyến làm tăng nguy cơ viêm dính buồng tử cung, tắc vòi trứng, thậm chí vô sinh nếu xử lý sai cách. Vì vậy, mọi can thiệp đều nên được thực hiện tại phòng khám chuyên sâu sản phụ khoa, có đầy đủ thiết bị, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
Gói khám phụ khoa 299K – Giải pháp an toàn trước khi quyết định phá thai khi bị viêm lộ tuyến
“Bị viêm lộ tuyến có phá thai được không?” – Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần tới sự kiểm tra chuyên sâu để có câu trả lời chính xác và an toàn nhất.
Gói khám phụ khoa 299K chính là bước đầu cần thiết giúp bạn sàng lọc toàn diện trước khi đưa ra quyết định:
- Khám lâm sàng cùng Thạc sĩ, bác sĩ sản phụ khoa có trên 20 năm kinh nghiệm.
- Soi cổ tử cung, xét nghiệm khí hư.
- Kiểm tra viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nấm…
- Phát hiện sớm tới 50 bệnh phụ khoa tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng khi phá thai.
- Tư vấn bởi bác sĩ sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm, giúp bạn có hướng xử lý an toàn – đúng cách
Gói khám đang được triển khai tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội, nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi và đầy đủ thiết bị kiểm tra chuyên sâu.
⇒ Dù bạn đang bị viêm lộ tuyến hay chỉ mới nghi ngờ, hãy đặt lịch khám ngay [Tại đây] để kiểm tra sớm – tránh rủi ro trong quyết định phá thai và bảo vệ khả năng sinh sản của chính mình!
Lời khuyên cho chị em phụ nữ
Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần, đặc biệt trước khi thực hiện các can thiệp như phá thai. Phát hiện và điều trị sớm viêm lộ tuyến không chỉ bảo vệ sức khỏe sinh sản mà còn giúp chị em chủ động hơn trong mọi quyết định quan trọng liên quan đến thiên chức làm mẹ.
Hi vọng với nội dung thông tin bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “viêm lộ tuyến có phá thai được không? Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng của mình, đừng ngần ngại đặt lịch khám ngay [Tại đây] hoặc qua hotline 024.3678.8888 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí 24/7. Chăm sóc sức khỏe phụ khoa chính là yêu thương bản thân đúng cách!