Không xử lý sớm, hậu quả khôn lường: Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm?”

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
BS.CKI – Bệnh viện Phụ Sản
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Bên cạnh nỗi mất mát tinh thần, thai phụ cần giữ sự tỉnh táo để thăm khám và xử lý thai lưu kịp thời. Bởi lẽ, nếu thai lưu lại quá lâu trong tử cung sẽ làm tăng biến chứng nhiễm trùng, rối loạn đông máu, suy giảm chức năng sinh sản và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mẹ. Vậy thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp góc nhìn chuyên môn chi tiết, giúp bạn đọc hiểu đúng – hiểu đủ về vấn đề này.
Thai lưu là gì? Triệu chứng thai lưu trong tử cung cần lưu ý
Thai lưu (hay thai chết lưu) là tình trạng thai nhi tử vong nhưng vẫn lưu lại trong tử cung người mẹ khoảng 48 giờ trước khi bị đẩy ra ngoài. Hiện tượng thai chết lưu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng thường gặp nhất ở tam cá nguyệt thứ hai và ba. Trường hợp hiếm gặp hơn có thể xảy ra khi chuyển dạ hoặc ngay trước thời điểm sinh nở.
Thai lưu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây tổn thương tinh thần sâu sắc cho người mẹ. Nguy hiểm hơn, nếu thai lưu không được phát hiện và xử lý kịp thời, mẹ bầu có thể đối mặt với các biến chứng như nhiễm trùng, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan,… đe dọa đến tính mạng. Do đó, nhận biết dấu hiệu thai lưu sẽ giúp mẹ bầu xử lý kịp thời và bảo đảm an toàn:

- Thai ngừng cử động: Mẹ bầu có thể cảm thấy rõ các chuyển động của thai nhi (thai máy) từ tuần thứ 18 thai kỳ. Nếu thai đột ngột không cử động hoặc tần suất chuyển động giảm rõ rệt trong 24 giờ, mẹ cần đi khám ngay.
- Mất dấu ốm nghén: Trước đó mẹ bầu có dấu hiệu ốm nghén (buồn nôn, nôn, căng tức ngực,…) nhưng nay đột ngột biến mất thì đây là dấu hiệu bất thường cần kiểm tra sớm.
- Ra máu bất thường: Âm đạo ra máu thẫm màu, nâu, đen, loãng kéo dài,.. là biểu hiện thường thấy khi tử cung đẩy thai lưu ra ngoài.
- Bụng nhỏ lại: Kích thước bụng không tăng, thậm chí nhỏ lại, giảm độ căng hoặc có cảm giác nhẹ bụng là dấu hiệu thai ngừng phát triển.
- Không nghe thấy tim thai: Nếu không nghe thấy tim thai khi siêu âm hoặc thăm khám, khả năng cao thai nhi đã tử vong và lưu lại trong tử cung mẹ.
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Thai lưu lâu trong tử cung có thể gây nhiễm trùng tử cung, khiến thai phụ sốt có, ớn lạnh, khí hư có mùi hôi tanh, đau bụng dưới,…
Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm?
Thai tử vong nhưng vẫn lưu lại buồng tử cung là một tình huống khẩn cấp, cần can thiệp y tế sớm và đúng cách để hạn chế tai biến cho mẹ. Thời điểm tốt nhất để đưa thai lưu ra ngoài là trong vòng 48 giờ kể từ khi thai tử vong. Càng để lâu, nguy cơ biến chứng cho người mẹ càng cao. Đặc biệt nếu thai lưu trên 7 ngày, rủi ro biến chứng nghiêm trọng tăng cao, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ.
Rối loạn đông máu
Khi thai chết lưu, tổ chức thai và nước ối sẽ giải phóng thromboplastin vào máu, kích hoạt hệ thống đông máu, gây đông máu cục bộ và xuất huyết nặng trong quá trình lấy thai ra. Tình trạng chảy máu ồ ạt (băng huyết), máu khó cầm nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng tử cung và nhiễm trùng huyết
Thai lưu trong tử cung tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng nội mạc tử cung. Nếu không xử lý kịp thời, viêm nhiễm lan vào máu gây nhiễm trùng huyết, dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong. Sốt cao, rét run, đau bụng dưới, khí hư hôi cũng là dấu hiệu điển hình cảnh báo tình trạng nhiễm trùng.
Ảnh hưởng đến sinh sản
Trường hợp thai lưu kích thước lớn, cần can thiệp ngoại khoa để đưa thai ra khỏi buồng tử cung càng sớm càng tốt để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn đông máu,… Tuy nhiên, nếu thủ thuật thực hiện không đúng kỹ thuật, không đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể gây tổn thương niêm mạc tử cung, thủng tử cung, hoặc dính buồng tử cung. Những biến chứng này có thể dẫn đến vô kinh, vô sinh thứ phát hoặc sảy thai liên tiếp trong những lần mang thai và sinh con sau này.
Ảnh hưởng tâm lý
Thai lưu khi thai đã lớn là một sang chấn tâm lý nghiêm trọng với người mẹ. Nhiều thai phụ rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần, mặc cảm tội lỗi, thậm chí trầm cảm sau thai lưu. Những ảnh hưởng này nếu kéo dài có thể tác động tiêu cực đến chất lượng sống và mối quan hệ gia đình.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thăm khám, theo dõi và lấy thai ra càng sớm càng tốt. Việc can thiệp đúng lúc không chỉ giúp tránh các biến chứng nguy hiểm mà còn tạo điều kiện tốt nhất cho phục hồi thể chất và tinh thần, giúp mẹ có cơ hội mang thai khỏe mạnh trong tương lai.
Cách xử lý thai lưu an toàn – Chuyên gia giải đáp
Thai lưu là một biến cố sản khoa nghiêm trọng cần can thiệp y tế kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Tuỳ thuộc vào số tuần tuổi, kích thước thai và tình trạng sức khoẻ người mẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý thai lưu an toàn, hiệu quả.

Theo dõi tự đào thải
Trường hợp thai lưu dưới 8 tuần tuần do có kích thước nhỏ và chưa liên kết chặt chẽ với cơ thể người mẹ nên thường tự tiêu biết và bị đẩy ra ngoài mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên theo dõi tại cơ sở y tế để đảm bảo quá trình tống xuất thai lưu diễn ra an toàn, ngăn chặn rủi ro sót nhau, sót thai,… gây viêm nhiễm tử cung.
Gây chuyển dạ sinh
Đối với thai lưu trên 3 tháng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc ngậm dưới lưỡi với liều lượng phù hợp với tuổi thai. Thuốc có công dụng kích thích tử cung co bóp, đẩy thai ra ngoài như hiện tượng sảy thai tự nhiên. Phương pháp này ít xâm lấn, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tử cung song cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ sản phụ khoa để xử lý kịp thời các biến chứng sót thai, sót nhau, băng huyết hoặc nhiễm trùng.
Nong – hút thai lưu
Phương pháp này thường áp dụng cho thai lưu ở tam cá nguyệt đầu tiên, khi kích thước thai chưa lớn. Bác sĩ sẽ sử dụng que nong cùng ống hút mềm đưa vào buồng tử cung để hút thai ra ngoài dưới chỉ dẫn siêu âm hiện đại, đảm bảo đưa thai lưu ra ngoài nhanh chóng, ít đau, ít chảy máu. Để hạn chế tổn thương niêm mạc tử cung và các biến chứng khác, nữ giới cần lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, nơi có bác sĩ chuyên sản phụ khoa giàu kinh nghiệm cùng điều kiện y tế vô trùng, vô khuẩn.
Phẫu thuật lấy thai
Trong trường hợp tình trạng sức khỏe người mẹ không cho phép sinh thường, hoặc có biến chứng nguy hiểm, phẫu thuật mổ lấy thai sẽ được áp dụng để đảm bảo an toàn. Cách thức thực hiện tương tự như một ca mổ thông thường, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên thành bụng, sau đó lấy thai và nhau thai ra khỏi tử cung.
Nỗi đau mất con không lời nào diễn tả được. Vượt lên cảm xúc ấy, thai phụ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý kịp thời bởi lẽ thai càng lưu lâu, nguy cơ gặp biến chứng càng cao. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấp chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi điện trực tiếp tới số hotline: 024.3678.8888 – 082.999.20.20, các chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ miễn phí.