Đình chỉ thai bao lâu thì có kinh lại?

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
BS.CKI – Bệnh viện Phụ Sản
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Đình chỉ thai là “điều bất đắc dĩ” mà nhiều chị em buộc phải thực hiện. Sau khi thực hiện nhiều chị em lo lắng, băn khoăn ” Đình chỉ thai bao lâu thì có kinh lại?” hay ” Chậm kinh sau đình chỉ thai có phải là điều bình thường hay đáng lo ngại?”. Nội dung bài viết dưới đây, Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời cung cấp thông tin về quá trình hồi phục sau đình chỉ thai để chị em hiểu và chăm sóc cơ thể đúng cách.
Đình chỉ thai là gì?
Đình chỉ thai (phá thai) là việc chấm dứt thai kỳ trước thời điểm sinh nở, thường được áp dụng trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn, thai dị tật, sức khỏe thai phụ không đảm bảo,… Phá thai cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo ca phá thai thành công.
Tùy thuộc vào tuổi thai, sức khỏe thai phu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bỏ thai thích hợp. Hai phương pháp đình chỉ thai phổ biến là phá thai nội khoa (dùng thuốc để bỏ thai) và phá thai ngoại khoa (dùng thiết bị y tế để đưa thai nhi ra bên ngoài.
Đình chỉ thai bao lâu thì có thai lại?
Thông thường, khoảng 4 – 8 tuần sau khi đình chỉ thai, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ dần ổn định. Đây là khoảng thời gian đủ để sức khỏe cũng như chức năng sinh dục, sinh sản và hoạt động của hệ nội tiết của người phụ nữ có thể hoạt động bình thường trở lại và kinh nguyệt sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, 4 – 8 tuần chỉ là khoảng thời gian trung bình, thời gian thực tế có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào:
Phương pháp đình chỉ thai
Phương pháp đình chỉ thai cũng có thể tác động tới chu kỳ kinh của người phụ nữ:
- Phá thai nội khoa (dùng thuốc): Phá thai bằng thuốc thông qua dược động học của thuốc để chấm dứt thai kỳ, không sử dụng thiết bị y tế tác động trực tiếp vào tử cung nên hạn chế tổn thương tới tử cung. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt ít bị ảnh hưởng. Thường sau khoảng 4 – 6 tuần phá thai, nội tiết tố đã ổn định, kinh nguyệt xuất hiện trở lại.
- Phá thai ngoại khoa: Là phương pháp đình chỉ thai có sự can thiệp của các thiết bị y tế chuyên dụng nên ít nhiều tác động tới tử cung. Chu kỳ kinh sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với dùng thuốc. Cơ thể có thể cần 6 – 8 tuần để nội tiết tố ổn định và xảy ra kinh nguyệt.
Cơ địa mỗi người
Những người phụ nữ có cơ địa tốt, khả năng phục hồi nhanh thì nội tiết tố sớm ổn định trở lại và kinh nguyệt sẽ xuất hiện sớm hơn. Ngược lại, người có sức khỏe yếu, rối loạn nội tiết sau đình chỉ thai thì thời gian kinh nguyệt xảy ra có thể lâu hơn.
Chế độ chăm sóc sau đình chỉ thai
Sau đình chỉ thai, sức khỏe của người phụ nữ còn rất yếu nên cần chăm sóc cẩn thận để phục hồi sức khỏe. Nếu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hay làm việc quá sức, mang vác nặng sẽ khiến cơ thể lâu phục hồi, thậm chí sức khỏe có thể kém đi. Hậu quả chu kỳ kinh bị ảnh hưởng, kinh nguyệt lâu trở lại. Do đó, để kinh nguyệt sớm ổn định, chị em phụ nữ nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
Chậm kinh sau đình chỉ thai có bình thường?
Thực tế, có không ít người phụ nữ rơi vào cảnh chậm kinh sau phá thai và lo lắng điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Do sau phá thai, cần một khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể cũng như chức năng của hệ nội tiết hoạt động bình thường. Vì vậy, chị em không cần quá lo lắng nếu nhận thấy kinh nguyệt của mình chưa trở lại sau 1 tháng hút thai. Tuy nhiên, nếu sau 2 tháng, thậm chí là 3 tháng, kinh nguyệt vẫn chưa trở lại hay kèm theo các triệu chứng bất thường khác như đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, có mùi hôi thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn về sau.
Để hệ thống nội tiết tố sớm ổn định trở lại, chị em phụ nữ nên:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh lao động nặng nhất là những công việc tác động mạnh vào khu vực dưới. Thay vào đó, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hoặc làm công việc nhẹ nhàng, đồng thời hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
- Ăn uống đầy đủ chất: Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thịt đỏ, trứng, sữa…Uống đủ nước mỗi ngày (1.5 – 2 lít). Hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch dịu nhẹ. Không thụt rửa sâu hoặc dùng dung dịch có chất tẩy mạnh. Khi tắm nên dùng nước ấm để tránh cơ thể nhiễm lạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn: Không quan hệ trong vòng 1 tháng sau đình chỉ thai. Khi quan hệ trở lại, nên dùng bao cao su hoặc biện pháp tránh thai phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ ngoài ý muốn, từ đó tránh khả năng đình chỉ thai lần tiếp theo.
Triệu chứng sắp có kinh sau đình chỉ thai
Để biết kinh nguyệt sắp đến, chị em phụ nữ có thể dựa vào các triệu chứng tiền kinh nguyệt hay gặp dưới đây:
- Chướng bụng, đau bụng âm ỉ nhẹ
- Ngực căng tức
- Tâm trạng thay đổi, dễ cáu gắt, dễ khóc
- Kinh nguyệt ra nhiều hơn nhưng không có mùi
- Đau vai gáy, đau lưng dưới
- Mọc mụn trứng cá
- Thay đổi khẩu vị, thèm ăn hay ăn nhiều hơn bình thường
Nếu bạn có những triệu chứng trên cho thấy kinh nguyệt đang đến gần. Lúc này, bạn có thể an tâm hơn và hãy chăm sóc cơ thể thật tốt trong kỳ kinh để ngày đèn đỏ trở nên “dễ thở” hơn và tránh viêm nhiễm.
Chậm kinh quá lâu sau đình chỉ thai – Cảnh báo điều gì?
Tình trạng chậm kinh thời gian dài sau đình chỉ thai là biểu hiện bất thường chị em cần cảnh giác. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm kinh sau phá thai:
- Biến chứng đình chỉ thai: Phá thai không an toàn có thể viêm tắc ống dẫn trứng dẫn tới hoạt động buồng trứng bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều. Nữ giới có thể bị chậm kinh thời gian dài sau đình chỉ thai. Nếu không điều trị và xử lý sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.
- Rối loạn nội tiết: Nội tiết tố mất cân bằng dẫn tới hormone không ổn định dẫn tới tình trạng không có kinh trong nhiều tháng sau phá thai.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Không chăm sóc vùng kín đúng cách sau đình chỉ thai có thể gây viêm nhiễm tử cung, âm đạo, khiến chu kỳ kinh bị rối loạn.
- Mang thai lại sớm: Sau đình chỉ thai nếu chị em quan hệ sớm và không dùng biện pháp ngừa thì thì có thể mang thai lần nữa. Lúc này, chậm kinh là dấu hiệu của mang thai.
Chị em nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân chậm kinh quá lâu sau đình chỉ thai. Sau khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp xử lý thích hợp.
Lưu ý, chị em nên lựa chọn địa chỉ đình chỉ thai uy tín để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác và hiệu quả điều trị tốt.
Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề ” Đình chỉ thai bao lâu thì có kinh lại?” hay ” Chậm kinh sau đình chỉ thai có phải là điều bình thường hay đáng lo ngại?”. Nếu bạn còn băn khoăn hay muốn đặt lịch hẹn khám, hãy liên hệ tới Hotline 024.3678.8888 – 082.999.20.20 hay nhấp chọn TƯ VẤN ONLINE để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.