Thử thai 2 vạch bao lâu thì nên đi siêu âm? Lời khuyên từ chuyên gia giúp mẹ bầu tránh rủi ro!

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
BS.CKI – Bệnh viện Phụ Sản
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Khoảnh khắc que thử hiện 2 vạch khiến nhiều chị em vỡ oà hạnh phúc. Tuy nhiên kết quả này chưa đủ cơ sở để khẳng định phôi thai làm tổ đúng vị trí và phát triển bình thường. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi siêu âm sau khi que thử hiện 2 vạch để xác định chính xác tình trạng phôi thai, từ đó có phương án can thiệp kịp thời. Vậy thử thai 2 vạch bao lâu thì nên siêu âm? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé
Thử thai 2 vạch bao lâu thì nên đi siêu âm?
Thử thai bằng que thử là phương pháp đơn giản, giúp sàng lọc sớm khả năng mang thai bằng cách phát hiện hormone hCG (human chorionic gonadotropin) trong nước tiểu. Đây là một loại hormone đặc biệt được tiết ra sau khi trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung.
Khi que thử hiện 2 vạch, chứng tỏ có sự hiện diện của hormone hCG. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc phôi thai đã làm tổ thành công hoặc đang phát triển bình thường bởi trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp dương tính giả, que thử thai cho kết quả có thai nhưng thực tế không có thai.
Để biết chính xác thử que 2 vạch có thai hay không, chị em nên đi siêu âm khi chậm kinh từ 7 – 10 ngày trở lên. Không nên siêu âm sớm khi que thử chưa hiện 2 vạch rõ ràng hoặc chậm kinh từ 3 – 4 ngày bởi thời điểm này phôi thai quá nhỏ, có thể chưa di chuyển vào tử cung nên bác sĩ chưa thể xác định được mẹ có mang thai hay không.
➡ Trao đổi miễn phí với bác sĩ Sản phụ khoa trên 30 năm kinh nghiệm TẠI ĐÂY
Thử thai 2 vạch nên siêu âm đầu dò hay siêu âm bụng?
Sau khi thử thai 2 vạch, việc lựa chọn hình thức siêu âm phù hợp sẽ giúp xác định chính xác vị trí, đặc điểm cũng như các dấu hiệu bất thường (nếu có) của phôi thai. Hiện có hai phương pháp siêu âm phổ biến nhất là siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng.
Siêu âm đầu dò giúp phát hiện thai sớm và chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng 5 – 6 tuần tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối). Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét về phôi thai và túi phôi, giúp đánh giá tình trạng niêm mạc tử cung cũng như xác định vị trí thai nhi, từ đó loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Siêu âm bụng phù hợp với những trường hợp thai đã lớn hơn (từ 7 tuần trở lên) hoặc những thai phụ không thể thực hiện siêu âm đầu dò. Phương pháp này không chỉ giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi theo từng mốc thời gian mà còn quan sát được các cơ quan lân cận trong bụng. Trước khi siêu âm, bạn nên uống đủ nước và nhịn tiểu để bàng quang căng để hình ảnh tử cung rõ nét hơn.
➡ Tìm hiểu thêm về các phương pháp siêu âm bằng cách nhấp chọn TẠI ĐÂY
Vì sao que thử thai 2 vạch nhưng siêu âm không có thai?
Que thử hiện 2 vạch cho thấy hàm lượng hormone hCG trong nước tiểu tăng cao – chất chỉ được tiết ra khi có sự thụ tinh và làm tổ của phôi thai. Dù vậy, nhiều trường hợp que thử hiện 2 vạch nhưng siêu âm lại không thấy túi thai trong buồng tử cung. Đây là tình huống phức tạp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thai còn quá nhỏ, chưa vào buồng tử cung
Nếu siêu âm quá sớm, ngay sau khi thử thai 2 vạch thì sẽ không thấy túi thai trong buồng tử cung. Nguyên nhân là do thời điểm này phôi thai chỉ là một hợp tử mới hình thành, đang di chuyển từ vòi trứng về tử cung để làm tổ. Từ tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối), bác sĩ mới có thể quan sát rõ túi thai trên siêu âm đầu dò. Do đó, nếu thử thai 2 vạch mà siêu âm chưa thấy túi thai, bạn không nên lo lắng, hãy chờ sau 5 – 7 ngày để siêu âm lại.
Mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ tại tử cung mà ở các vị trí bất thường khác, thường gặp nhất là vòi trứng. Do đó khi siêu âm sẽ không thấy túi thai nằm trong tử cung.
Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường. Khi thai phát triển lớn sẽ gây vỡ túi thai, gây xuất huyết nội, đe doạ tính mạng thai phụ nếu không phát hiện sớm. Nếu khi mang thai chị em thấy đau bụng âm ỉ một bên, ra máu âm đạo bất thường, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp,… hãy đi khám sớm để được bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời.

Thai trứng
Thai trứng là tình trạng tăng sinh bất thường của tế bào nuôi khiến các gai nhau bị thoái hoá, biến thành những túi chứa dịch như chùm nho. Do cơ thể vẫn tiết ra hormone hCG nên que thử lên 2 vạch đậm dù thực tế không có phôi thai. Thai trứng không thể tiếp tục phát triển, nếu không xử lý dứt điểm chúng có thể biến chứng ác tính thành ung thư nguyên bào nuôi.
Sử dụng thuốc chứa hCG trong hỗ trợ sinh sản
Để điều trị hiếm muộn, đặc biệt là trong quá trình làm phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI hoặc IVF, nữ giới sẽ được tiêm hormone hCG ngoại sinh để kích thích rụng trứng. Lượng hCG này có thể tồn tại trong máu và nước tiểu vài ngày sau khi tiêm nên nếu thử thai trong thời điểm này thì que thử sẽ hiện 2 vạch giả dù chưa có sự thụ tinh hay phôi thai làm tổ.
Vì thế, chị em không nên vội vàng thử thai quá sớm ngay sau khi tiêm hCG. Hãy chờ sau khi tiêm từ 12 – 14 ngày hoặc thực hiện xét nghiệm máu xác định hormone hCG để đạt tính chính xác cao hơn.
Yếu tố kỹ thuật hoặc bệnh lý
Thử thai 2 vạch nhưng siêu âm không có thai do kết quả dương tính giả, xuất phát từ một số yếu tố sau:
- Que thử thai kém chất lượng, hết hạn hoặc bảo quản sai cách
- Dùng que không đúng hướng dẫn, thử sai quy trình hoặc đọc kết quả quá sớm/quá muộn
- Mắc bệnh viêm đường tiết niệu hoặc protein niệu
- Mắc một số khối u tế bào nuôi (ung thư nguyên bào nuôi, ung thư buồng trứng)
Nếu nghi ngờ kết quả que thử, hãy thực hiện bằng que thử khác và làm đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, ưu tiên xét nghiệm máu để xác định chính xác nồng độ hormone hCG, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.
Những vấn đề cần lưu ý khi siêu âm sau khi thử thai 2 vạch
Ngoài việc nắm rõ thử thai 2 vạch bao lâu nên đi siêu âm, chị em cần lưu ý một số điều sau để siêu âm đạt hiệu quả cao:
- Chọn cơ sở siêu âm uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo tính chính xác khi chẩn đoán.
- Chuẩn bị chu đáo trước khi siêu âm. Nếu siêu âm bụng, bạn cần uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng, đẩy tử cung lên cao sẽ dễ quan sát túi thai hơn.
- Nếu siêu âm đầu dò, bạn nên đi tiểu trước khi siêu âm để làm rỗng bàng quang và chuẩn bị tâm lý thoải mái. Điều này giúp quá trình thăm khám nhẹ nhàng hơn, hạn chế cảm giác khó chịu ban đầu.
Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là tiền sử bệnh và các vấn đề sảy thai, mang thai ngoài tử cung, từng can thiệp IVF, IUI,…
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc có lời giải đáp cho vấn đề thử thai 2 vạch bao lâu nên siêu âm. Nếu bạn còn băn khoăn cần giải đáp, hãy nhấp chọn TƯ VẤN ONLINE hoặc gọi tới Hotline 024.3678.8888 – 082.999.20.20 các chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ miễn phí!